Lăng Khải Định
hay Ứng Lăng thuộc xã Thủy Bằng, huyện Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên - Huế, cách
Tp. Huế 10km.
Lăng Khải Định có diện tích nhỏ hơn so với lăng của các vua tiền nhiệm nhưng
công phu, lộng lẫy hơn; kết hợp tinh xảo hai nền kiến trúc, văn hoá Đông - Tây.
Lên ngôi năm 1916, vua Khải Ðịnh chọn triền núi Châu Chữ (còn gọi là Châu Ê)
cách Huế 10km để xây dựng lăng mộ. Lăng khởi công ngày 04/9/1920 và kéo dài 11
năm mới hoàn thành.
So với lăng của các vua tiền nhiệm, lăng Khải Ðịnh có diện tích nhỏ hơn nhiều
nhưng rất công phu và tốn nhiều thời gian. Nó là kết quả hội nhập của nhiều
dòng kiến trúc Á - Âu, Việt Nam cổ điển và hiện đại.
Tổng thể của lăng là một khối nổi hình chữ nhật vươn cao tới 127 bậc.
Vào lăng phải vượt
qua hệ thống của 37 bậc với thành bậc đắp rồng to lớn nhất cả nước, trên sân có
hai dãy Tả - Hữu tòng tự, ở hai bên xây kiểu chồng diêm hai lớp, tám mái, song
các vì kèo lại bằng xi măng cốt thép.
Vượt 29 bậc nữa lên tầng sân bái đình, ở giữa có nhà bia Bát giác xây bê tông cốt
thép hoà trộn cổ kim, trong đó có bia đá. Hai bên sân, mỗi bên có 2 hàng tượng
cùng nhìn vào giữa sân. Ngoài tượng như ở các lăng khác, còn có thêm 6 cặp tượng
linh túc vệ, từng đôi tượng cùng loại ở cạnh nhau được làm đối xứng và cùng đối
xứng với đôi tượng phía đối diện. Các tượng này làm bằng chất liệu đá hiếm
trong lăng Khải Ðịnh và đều có khí sắc. Hai cột trụ biểu cao to.
Qua 3 lớp nền là đến điện thờ. Từ sân lên cửa điện còn phải qua 15 bậc nữa.
Ðiện Khải Thành
là phòng chính của cung Thiên Ðịnh, có nhiều phòng liên hoàn. Các điện tường phẳng
được trang trí dày đặc bằng nghệ thuật khảm kính sứ. Cùng với tranh trên tường,
dưới nền lát gạch men hoa và trên trần vẽ Cửu long ẩn hiện trong mây. Cả không
gian 6 mặt đã tạo nên một thế giới nghệ thuật.
Phòng sau của điện Khải Thành là chính tẩm có đặt tượng vua Khải Ðịnh, mộ phần ở
phía dưới. Trong cùng là khán thờ với bài vị của vị vua đã quá cố.
Lăng Khải Ðịnh thực sự là một công trình có giá trị nghệ thuật và kiến trúc. Nó
làm phong phú và đa dạng thêm quần thể lăng tẩm ở Huế.
- Tiểu sử vua Khải Định
Vua Khải Ðịnh
(1916 - 1925) là vị vua thứ 12 của triều Nguyễn, bước lên ngai vàng vào giữa tuổi
31.
Khải Ðịnh tên là Nguyễn Phúc Bửu Ðảo, là con trai duy nhất của vua Ðồng
Khánh. Sau khi vua Duy Tân bị đày đi Phi Châu, Bửu Ðảo lên ngôi và lấy niên hiệu
là Khải Ðịnh. Từ khi lên ngôi, ông đã say sưa với việc xây dựng cung điện, dinh
thự, lăng tẩm của bản thân và Hoàng tộc như điện Kiến Trung, cung An Ðịnh, cửa
Trường An, cửa Hiển Nhơn, cửa Chương Ðức. Ðặc biệt là Ứng lăng (lăng của Khải Ðịnh).
Khải Ðịnh trị vì được 9 năm thì băng hà (1925), thọ 40 tuổi.