Translate

Giới Thiệu Về Du Lịch Miền Trung

TỈNH QUẢNG NAM ĐÀ NẴNG

I. Điều kiện tự nhiên
1. Vị trí địa lý
Quảng Nam là một tỉnh ven biển thuộc vùng phát triển kinh tế trọng điểm của miền Trung, phía Bắc giáp thành phố Đà Nẵng, phía Đông giáp biển Đông với trên 125 km bờ biển, phía Tây giáp tỉnh Kon Tum và nước cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào, phía Nam giáp tỉnh Quảng Ngãi. Diện tích tự nhiên của tỉnh là 10.406 km2, dự kiến dân số năm 2005 là 1,45 triệu người.
Vị trí địa lý kinh tế thuận lợi, nằm trong vùng phát triển kinh tế trọng điểm miền Trung tạo cho Quảng Nam có nhiều lợi thế trong giao lưu kinh tế và thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Chính điều kiện tự nhiên và tài nguyên đa dạng thuận lợi cho khai thác ngay trong thời kỳ quy hoạch và là điều kiện để Quảng Nam hình thành một cơ cấu kinh tế lãnh thổ đa dạng.
2. Đặc điểm địa hình
Địa hình tỉnh Quảng Nam tương đối phức tạp, thấp dần từ Tây sang Đông, hình thành ba vùng sinh thái: vùng núi cao, vùng trung du, vùng đồng bằng và ven biển; bị chia cắt theo các lưu vực sông Vu Gia, Thu Bồn, Tam Kỳ có mối quan hệ bền chặt về kinh tế, xã hội và môi trường sinh thái đa dạng với các hệ sinh thái đồi núi, đồng bằng, ven biển.
3. Khí hậu
Quảng Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới điển hình, chỉ có 2 mùa là mùa khô và mùa mưa, ít chịu ảnh hưởng của mùa đông lạnh miền Bắc. Nhiệt độ trung bình năm 20 – 210C, không có sự cách biệt lớn giữa các tháng trong năm. Lượng mưa trung bình 2.000 – 2.500 mm nhưng phân bố không đều theo thời gian và không gian, mưa ở miền núi nhiều hơn đồng bằng, mưa tập trung vào các tháng 9 – 12, chiếm 80% lượng mưa cả năm; mùa mưa trùng với mùa bão, nên các cơn bão nên các cơn bão đổ vào miền Trung thường gây ra lở đất, lũ quét ở các huyện Trà My, Hiên, Nam Giang và ngập lụt ở các huyện đồng bằng.
 II. Tài nguyên thiên nhiên
1. Tài nguyên đất
Với diện tích 1.040,6 nghìn ha, tỉnh Quảng Nam có 9 loại đất khác nhau, quan trọng nhất là nhóm đất phù sa thuộc hạ lưu các sông, thích hợp với trồng mía, cây công nghiệp ngắn ngày, rau đậu; nhóm đất đỏ vàng ở khu vực trung du, miền núi thích hợp với cây rừng, cây công nghiệp dài ngày, cây đặc sản, cây dược liệu. Thực trạng cơ cấu sử dụng đất cho thấy, việc sử dụng đất hiện nay ở Quảng Nam chủ yếu vào nông nghiệp, lâm nghiệp. Trong thời gian tới, với sự tác động của công nghiệp hoá sẽ có những thay đổi cơ cấu sử dụng đất. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để giữ được quỹ đất nông nghiệp có năng suất cao, giữ được đất rừng có vai trò phòng hộ và có thể sử dụng theo hướng bền vững những diện tích đất bằng và đồi núi chưa sử dụng.
2. Tài nguyên rừng
Theo số liệu của Viện Điều tra quy hoạch rừng, diện tích rừng tự nhiên tại tỉnh Quảng Nam còn khoảng 477 nghìn ha với trữ lượng gỗ khoảng 30 triệu m3 và 50 triệu cây tre nứa, trong đó rừng giàu có khoảng 10 nghìn ha, phân bố chủ yếu ở các đỉnh núi cao, giao thông đi lại khó khăn; diện tích rừng còn lại chủ yếu là rừng nghèo, rừng trung bình và rừng tái sinh trữ lượng gỗ trung bình khoảng 69 m3/ha, đường kính nhỏ chưa thể khai thác. Ngoài gỗ (sản lượng khai thác có thể đạt trên dưới 80.000 m3/năm), còn có các loại lâm sản quý hiếm như trầm, quế trẩu, song mây…Diện tích đất trống đồi trọc còn khoảng 391 nghìn ha, trong đó có 332,3 nghìn ha đất đồi núi có khả năng phát triển trồng rừng, cây công nghiệp dài ngày, cây ăn quả và cây dược liệu.
3. Tài nguyên khoáng sản
Theo số liệu thống kê của Viện Địa chất khoáng sản, ở Quảng Nam chưa được điều tra đầy đủ về tiềm năng khoáng sản. Tuy nhiên theo đánh giá chung nguồn tài nguyên khoáng sản của Quảng Nam là một tiềm năng đang được khai thác, mang lại hiệu quả kinh tế cho tỉnh với nhiều loại đa dạng và phong phú. Trong đó đáng kể là than đá ở Nông Sơn có trữ lượng khoảng 10 triệu tấn, vàng gốc và sa khoáng ở Bồng Miêu, Du Hiệp, Trà Dương; cát trắng công nghiệp ở khu vực Bắc và Đông Bắc tỉnh. Thêm vào đó, trên địa bàn tỉnh Quảng Nam đã thăm dò được 18 mỏ nước khoáng và nước ngọt có chất lượng tốt. Các loại khoáng sản như khí mêtan, uranium, nguyên liệu làm xi măng (đá vôi) được đánh giá là giàu nhất trong các tỉnh phía Nam. Ngoài ra các khoáng sản khác như đá granit, đất sét, cát sợi titan, thiếc, cao lanh, mi ca và các loại nguyên liệu cung cấp cho xây dựng, sành sứ, thuỷ tinh…được phân bố tại nhiều nơi trong tỉnh.
III. Tiềm năng du lịch
Các di sản văn hoá gắn kết với tài nguyên du lịch biển trong tổng thể Trung tâm du lịch miền Trung: Huế - Đà Nẵng – Hội An đã tạo cho Quảng Nam khả năng phát triển mạnh du lịch và dịch vụ. Hai di sản văn hoá thế giới là phố cổ Hội An, di tích Mỹ Sơn và nhiều địa điểm di tích lịch sử và văn hoá (theo thống kê Quảng Nam có khoảng 61 điểm du lịch) cùng với nhiều loại hình văn hoá (như hát tuồng, hát đối) cùng với các quần thể kiến trúc khác như chứng tích Núi Thành,…tạo nên những điểm du lịch thu hút khách đến tham quan, tìm hiểu. Những làng nghề thủ công mỹ nghệ truyền thống độc đáo (làng đúc Phước Kiều, làng ươm tơ dệt lụa Mã Châu, làng mộc Kim Bồng.) và những vùng ruộng, đồn, sông nước giữ nguyên nét điển hình của làng quê Việt Nam, hội đủ các yếu tố phát triển du lịch đồng quê, du lịch vườn, tạo thêm sức hấp dẫn đối với khách du lịch.
Khu Kinh Tế Mở Chu Lai
Khu kinh tế mở Chu Lai - khu kinh tế đầu tiên được Chính phủ Việt Nam thành lập tháng 6 năm 2003 trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, nơi có 2 Di sản văn hoá thế giới : Đô thị cổ Hội An và Khu đền tháp cổ Mỹ Sơn. Đây là khu kinh tế tổng hợp, có quy mô lớn với tổng diện tích khoảng 32.400 ha.
Khu kinh tế mở Chu Lai có điều kiện giao thông thuận lợi để kết nối các địa phương khác của Việt Nam và thế giới thông qua đường quốc lộ 1A, đường sắt xuyên Việt, đường biển qua cảng Kỳ Hà, đường hàng không qua sân bay quốc tế Chu Lai đã được Chính phủ cho phép mở cửa bầu trời với 3 chức năng chính là trung chuyển hàng hoá quốc tế, vận chuyển hành khách và sửa chữa, bảo dưỡng máy bay hạng nặng.
Định hướng phát triển Khu kinh tế mở Chu Lai là ưu tiên thu hút các ngành công nghiệp nhẹ có khả năng kiểm soát ô nhiễm môi trường kết hợp với du lịch dịch vụ, đô thị cao cấp. Khu kinh tế mở Chu Lai có Khu thương mại tự do đầu tiên của Việt Nam được Chính phủ cho phép thành lập và hoạt động theo thông lệ quốc tế với tổng diện tích khoảng 1.700 ha, nối liền sân bay quốc tế Chu Lai và cảng biển Kỳ Hà theo mô hình 3 trong 1: sân bay - khu thương mại tự do - cảng biển; có 5 khu công nghiệp tập trung với tổng diện tích 3.000 ha, nằm cạnh quốc lộ 1A và đường sắt xuyên Việt rất thuận lợi về giao thông; có hơn 30 km chiều dài bờ biển với cát trắng, nắng vàng là môi trường lý tưởng để xây dựng các khu du lịch, khu vui chơi giải trí cao cấp; và đặc biệt có khoảng 10.000 ha đất phát triển các khu đô thị, dân cư. Đây chính là những thế mạnh để kêu gọi đầu tư vào Khu kinh tế mở Chu Lai.

TOUR MIỀN TRUNG PHỔ BIẾN

THÔNG TIN CHUYỂN KHOẢN

TÊN TÀI KHOẢN

SỐ TÀI KHOẢN

NGÂN HÀNG

DZOÃN TIẾN ĐẠT

182086999

ACB – Phòng GD Thanh Đa

DZOÃN TIẾN ĐẠT

4214 9435 1428 4673

ACB – TP.Hồ Chí Minh

DZOÃN TIẾN ĐẠT

190 24477236 001

TECHCOM BANK BÌNH THẠNH

DZOÃN TIẾN ĐẠT

711A 21 56 12 02

VIETIN BANK CHI NHÁNH 4

DZOÃN TIẾN ĐẠT

04001012919753

MARITIME BANK - CN HCM

DZOÃN TIẾN ĐẠT

0531002465645

VIETCOMBANK – CN ĐÔNG SÀI GÒN

Công Ty TNHH Du Lịch Đồng Hành Việt Sài Gòn

060054459141

SACOMBANK – CN BÌNH THẠNH

1.Thanh toán bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản tới tài khoản của ngân hàng Dong Hanh Viet Saigon Travel như sau: (khách hàng chịu phí chuyển khoản Ngân hàng)

2. Việc thanh toán được xem là hoàn tất khi Dong Hanh Viet Saigon Travel nhận được đủ tiền trước lúc khởi hành 3 ngày (ngày làm việc) hoặc theo hợp đồng thỏa thuận giữa hai bên.

3. Bất kỳ mọi sự thanh toán chậm trễ sẽ dẫn đến việc tự động hủy bỏ việc đăng ký chương trình du lịch (khách lẻ) và giải quyết theo hợp đồng đã ký (khách đoàn).